Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
411225

MÍT-TINH HƯỞNG ỨNG “TUẦN LỄ TIÊM CHỦNG”

Đăng lúc: 08:43:44 14/06/2017 (GMT+7)

NDĐT - Ngày 3-6, tại TP Quảng Ngãi, Bộ Y tế và UBND tỉnh Quảng Ngãi phối hợp tổ chức mít-tinh hưởng ứng “Tuần lễ tiêm chủng” năm 2017 với chủ đề: "Hiệu quả của vắc-xin". Đây là năm thứ bảy liên tiếp Việt Nam tổ chức mit-tinh hưởng ứng “Tuần lễ tiêm chủng” do Tổ chức Y tế thế giới phát động.

uần lễ tiêm chủng năm 2017 được tổ chức trong những ngày đầu của tháng hành động vì trẻ em đã khẳng định việc luôn quan tâm tới sức khỏe trẻ em và dành cho trẻ em những gì tốt đẹp nhất. Tại buổi lễ, GS Nguyễn Thanh Long - Thứ trưởng Y tế, kêu gọi các bậc cha mẹ nêu cao tinh thần trách nhiệm đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ các vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng, để con em mình và cộng đồng được bảo vệ phòng bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và phổ biến.

 Giám sát việc triển khai công tác tiêm chủng vắc-xin tại Trạm y tế Nghĩa Dõng (TP Quảng Ngãi)

Bên cạnh đó, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể và toàn thể người dân cùng chung tay với công tác tiêm chủng mở rộng. Sự chỉ đạo sát sao, bố trí kinh phí đầy đủ của chính quyền đối với y tế và tiêm chủng địa phương, sự phối hợp chặt chẽ và có hiệu quả của các ban ngành, các tổ chức chính trị, chính trị xã hội… sẽ là cơ sở giúp chương trình tiêm chủng đạt được các mục tiêu đặt ra.

Thứ trưởng Y tế cũng đề nghị các cơ sở tiêm chủng thực hiện nghiêm túc việc triển khai kế hoạch thực hiện Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia tại địa phương phù hợp với kế hoạch chung của Bộ Y tế để hệ thống đi vào hoạt động một cách đồng bộ trên phạm vi cả nước. Đến 1-6-2018, cả nước sẽ thực hiện tiêm chủng không giấy. Mỗi cán bộ y tế cần nâng cao trách nhiệm, cán bộ làm tiêm chủng phải được thực hành tiêm chủng thuần thục, bảo đảm an toàn, hiệu quả.

Nhân dịp này, Bộ Y tế cũng đề nghị các tổ chức quốc tế như: Tổ chức Y tế thế giới, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc, Liên minh toàn cầu về vắc xin và tiêm chủng (GAVI)… và chính phủ các nước tiếp tục đồng hành, hỗ trợ cho công tác tiêm chủng mở rộng Việt Nam.

Vắc-xin được phát minh ra vào năm 1796, nhanh chóng được coi là một thành tựu y học vĩ đại của nhân loại. Từ khi vắc-xin ra đời loài người đã thực sự có được một loại vũ khí hữu hiệu nhất, sắc bén nhất để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Ngày nay vắc-xin không những được sử dụng trong phòng, chống các bệnh truyền nhiễm mà còn để phòng ngừa và điều trị nhiều bệnh mãn tính khác như ung thư gan, ung thư cổ tử cung, ung thư phổi… Vắc-xin ngoài việc giúp cho trẻ em khỏe mạnh, phát triển bình thường về thể chất và trí não, còn giúp cho việc bảo vệ sức khỏe của người lớn như các loại vắc-xin phòng cúm, hoặc các bệnh mãn tính.

Tiêm chủng vắc-xin là một trong những can thiệp y tế thành công và hiệu quả nhất trên thế giới, giúp ngăn ngừa từ 2 triệu - 3 triệu ca tử vong mỗi năm. Nhờ tiêm chủng mà nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm được thanh toán, loại trừ hoặc khống chế.

Tại Việt Nam, sau hơn 30 năm triển khai công tác tiêm chủng, hơn 600 triệu liều vắc-xin đã được tiêm miễn phí cho trẻ em và phụ nữ. Nhiều loại vắc-xin mới với công nghệ kỹ thuật hiện đại đã được đưa vào sử dụng trong tiêm chủng cho cả trẻ em và người lớn, giúp giảm tỷ lệ mắc và tử vong của các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có vắc-xin dự phòng từ hàng trăm đến hàng nghìn lần. Thành công của công tác tiêm chủng đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ, nâng cao sức khỏe trẻ em cũng như người dân Việt Nam, góp phần đạt các mục tiêu thiên niên kỷ.

Tuy đã đạt được những thành quả đó, công tác tiêm chủng vẫn còn những tồn tại và thách thức, như một số nơi, nhất là vùng sâu, vùng xa trẻ em không được tiêm chủng đầy đủ, hoặc tiêm chủng muộn vì vậy một số bệnh truyền nhiễm có nguy cơ quay trở lại. Hơn 600 nghìn trẻ sinh hàng năm ra không được tiêm chủng kịp thời vắc-xin này lúc mới sinh ra có nguy cơ bị lây nhiễm vi rút viêm gan B, trong khi tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B trong cộng đồng còn ở mức cao. Tỷ lệ tiêm chủng tại một số huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn chưa đạt 90%...

GS Nguyễn Thanh Long cho rằng, công tác tiêm chủng cần phải đổi mới mạnh mẽ về để đáp ứng với tình hình hiện nay của Việt Nam và hội nhập quốc tế. Tăng cường tiếp cận tiêm chủng tới vùng sâu vùng xa vùng đồng bào dân tộc và các tỉnh, thành phố có di biến động dân cư lớn, tiến tới xoá bỏ các vùng lõm về tiêm chủng. Các bệnh viện cần tham gia tích cực hơn nữa trong công tác triển khai vắc xin viêm gan B liều sơ sinh trong vòng 24 giờ đầu để trẻ em sớm được phòng bệnh viêm gan B...

Bác sĩ Masaya Kato, chuyên gia Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam cho rằng cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa để tiếp tục củng cố và phát triển Chương trình tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam. Đồng thời phải có một hệ thống y tế minh bạch và chất lượng với cơ chế quản lý đạt tiêu chuẩn. Việc xây dựng được một hệ thống y tế và hệ thống quản lý đạt tiêu chuẩn sẽ củng cố niềm tin của người dân đối với vắc xin. Bên cạnh đó cần kêu gọi các nguồn đầu tư lâu dài cho chương trình tiêm chủng để đảm bảo tính bền vững của chương trình trong bối cảnh các nguồn hỗ trợ bên ngoài đang có xu hướng suy giảm.

Trung Hiếu - Minh Trí - Báo Nhân Dân 
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)