Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
411225

Chuyển Đổi Số Trong Lĩnh Vực Y Tế Ở Việt Nam

Đăng lúc: 09:30:02 06/02/2023 (GMT+7)

Chuyển đổi số trong y tế hiện nay đang là xu hướng toàn cầu, mang lại lợi ích to lớn cho các quốc gia, giúp cải thiện chất lượng y tế, tiết kiệm thời gian, chi phí, tăng tính hiệu quả trong việc khám chữa bệnh, và đồng bộ hóa thông tin y tế. Không nằm ngoài xu hướng này, chính phủ Việt Nam cũng đang hoàn thiện tiến trình chuyển đổi số trong hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe người dân.

 Thực tế cho thấy nhu cầu ứng dụng công nghệ trong quản lý và chuyên môn y tế là vô cùng cần thiết. Hơn nữa, Việt Nam là một nước có nhiều ưu thế để có thể áp dụng thành công các giải pháp y tế kỹ thuật số. Bài nghiên cứu đi sâu phân tích thực trạng nền y tế Việt Nam, và các bài học kinh nghiệm trên thế giới, nhằm tìm ra những giải pháp, kiến nghị cho các nhà làm chính sách thực hiện thành công công cuộc chuyển đổi số, để theo kịp với thời đại và đáp ứng nhu cầu đang ngày một lớn của người dân.
 

Thực trạng chuyển đổi số trong y tế tại Việt Nam
Phát triển chăm sóc sức khỏe là một trong những ưu tiên hàng đầu của Việt Nam. Chi tiêu cho lĩnh vực này dự kiến sẽ tăng từ 15,6 tỷ USD, chiếm 6,5% GDP, vào năm 2018 lên 42,9 tỷ USD vào năm 2028. Con số này tương đương với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) trong 10 năm là 11%. Việt Nam là một trong những nước có chi tiêu cho sức khỏe cao nhất trong khu vực ASEAN. Hơn nữa, chi tiêu bình quân đầu người cho chăm sóc sức khỏe dự kiến sẽ tăng gấp ba lần từ 161 USD/năm vào năm 2018 lên 408 USD/năm vào năm 2028.
Bên cạnh đó, Việt Nam có nhiều ưu thế để áp dụng các giải pháp y tế kỹ thuật số. Thứ nhất, hơn 60% người Việt Nam dưới 54 tuổi, nhóm dân số trẻ này đang nhanh chóng đón nhận các công nghệ thông tin mới. Trung bình, người dân Việt Nam dành bảy giờ mỗi ngày cho các hoạt động trực tuyến, trong đó ba giờ trên thiết bị di động. Thứ hai, chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển các dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông. Kết quả đến năm 2017, việc truy cập internet được phổ biến rộng rãi khắp cả nước, với tỷ lệ sử dụng là 67%, tốc độ tăng trưởng hàng năm là 28% (Hootsuite, 2018). Công nghệ thông tin di động cũng đang phát triển nhanh chóng ở Việt Nam, mạng 4G hiện đã phủ sóng trên 95% hộ gia đình. Thứ ba, cơ sở hạ tầng công nghệ của Việt Nam đang hướng tới các dịch vụ cloud-based, tạo cơ hội phát triển các giải pháp sáng tạo và hiệu quả về chi phí để cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Tất cả những yếu tố này tạo nền tảng tốt cho tiến trình chuyển đổi số các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam.
 
Những thách thức ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế ở Việt Nam
Mặc dù vậy, vẫn còn nhiều thách thức tồn tại trong tiến trình chuyển đổi số y tế ở Việt Nam. Người bệnh ở Việt Nam phải đối mặt với nhiều vấn đề, từ khả năng tiếp cận, chất lượng, cho đến trải nghiệm chăm sóc tổng thể. Các vấn đề này bao gồm thời gian chờ đợi tại các bệnh viện quá tải, thiếu nguồn lực y bác sĩ có tay nghề, và thiếu giường bệnh. Năm 2018 tại Việt Nam, cứ 1000 người thì có 2,9 giường bệnh và 0,8 bác sĩ, ít hơn so với mức trung bình của OECD là 4,7 giường bệnh và 3,3 bác sĩ. Ngoài ra, 65% dân số Việt Nam sống ở nông thôn, có xu hướng di chuyển tới khu vực thành thị để được chăm sóc sức khỏe. Sau thời gian dài di chuyển và chờ đợi, các cuộc hội chẩn thường ngắn và bác sĩ thường không tiếp cận được hồ sơ bệnh án của bệnh nhân.
Việc thiếu niềm tin vào y tế số cũng là một trở ngại lớn cản trở sự phát triển. Bệnh nhân, đặc biệt là bệnh nhân lớn tuổi, vẫn nghi ngờ về tính chính thống của thông tin được cung cấp trên các nền tảng y tế. Ngoài ra, việc bảo mật thông tin và quyền sở hữu thông tin y tế cũng trở thành mối bận tâm của người bệnh. Do dữ liệu sức khoẻ thường rất nhạy cảm và là thông tin cá nhân, nên bệnh nhân sẽ quan tâm nhiều đến việc dữ liệu của họ được thu thập, xử lý và phân tích như thế nào bởi nhà cung cấp dịch vụ và/hoặc bên thứ ba.
Quá trình số hóa tại các bệnh viện Việt Nam hiện nay còn rời rạc, nhỏ lẻ và chủ yếu được thực hiện ở các bệnh viện công tuyến trung ương và bệnh viện tư nhân ở các đô thị loại I. Những nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ sở có khả năng tài chính và kỹ thuật hạn chế, do đó, mức độ sẵn sàng và chấp nhận ứng dụng y tế số (e-health) thấp hơn. Các khoa chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm huyết học, ung bướu và phẫu thuật là những đơn vị đầu tiên áp dụng các giải pháp kỹ thuật số. Tuy nhiên, việc kết nối và tích hợp hệ thống kỹ thuật số giữa các bộ phận còn hạn chế. Các bác sĩ và y tá đôi khi không thể truy cập thông tin bệnh nhân được lưu trữ trong hệ thống của các khoa khác.
Tóm lại, chuyển đổi số không đơn thuần là nỗ lực đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin mà còn là một công cuộc cải cách toàn diện và sâu sắc nhằm khai thác tối đa sức mạnh thời đại và tiến bộ công nghệ, từ đó nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh và kiến tạo nền tảng căn bản cho hành trình phát triển lâu dài. Chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển ban đầu, và đến nay đã đạt được một số tiến bộ nhất định. Mặc dù tiến trình phát triển còn gặp nhiều thách thức, đặc biệt là các hạn chế về mặt tài chính, nhưng thông qua quá trình học hỏi và bài học kinh nghiệm từ các quốc gia khác, Việt Nam có thể vươn lên dẫn đầu về chăm sóc sức khỏe kỹ thuật số.

Podcast-Chuyen-Doi-So-Trong-Linh-Vuc-Y-Te-O-Viet-Nam-3.jpg
Bluezone một trong những ứng dụng công nghệ phục vụ phòng, chống Covid-19 tại Việt Nam.

Trên thế giới, chăm sóc sức khỏe luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các chính phủ. Hiện nay, chuyển đổi số trong y tế đang là xu hướng toàn cầu, mang lại lợi ích to lớn cho các quốc gia, giúp cải thiện chất lượng y tế, tiết kiệm thời gian, chi phí, và tăng tính hiệu quả trong việc khám chữa bệnh. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Quyết định 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Theo đó, y tế là lĩnh vực ưu tiên hàng đầu trong tám lĩnh vực thực hiện chuyển đổi số trước mắt, và được xác định là “lĩnh vực có tác động xã hội, liên quan hàng ngày tới người dân, thay đổi nhận thức nhanh nhất, mang lại hiệu quả, giúp tiết kiệm chi phí, cần ưu tiên chuyển đổi số trước”. Trên thực tế, Bộ Y tế cũng đang tập trung thực hiện 3 chương trình (quyết định 5316/QĐ-BYT): (1) Xây dựng cơ sở hạ tầng y tế điện tử; (2) Bệnh án điện tử; và (3) Hệ thống dịch vụ công trực tuyến y tế một cửa.

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)