Ý kiến thăm dò

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
411225

05 mục tiêu nổi bật về chuyển đổi số của Bộ Y tế năm 2023

Đăng lúc: 15:05:09 19/09/2023 (GMT+7)

1. Mục tiêu nổi bật về Đề án chuyển đổi số của BYT năm 2023 Theo Quyết định 2491/QĐ-BYT của Bộ Y tế về Phê duyệt Đề án thực hiện chuyển đổi số giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030 theo đó có có 05 mục tiêu nổi bật như sau:


05-muc-tieu-noi-bat-ve-chuyen-doi-so-cua-bo-y-te-nam-2023.jpg
 (1) Hình thành kho dữ liệu và xây dựng các hệ thống thông tin quản lý chuyên ngành
 - 100% dữ liệu liên quan đến công dân phải sử dụng mã số công dân là định danh.
- 100% dữ liệu liên quan đến tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động thuộc quản lý nhà nước của Bộ Y tế phải sử dụng mã số công dân là định danh cho cá nhân chịu trách nhiệm chuyên môn chính của tổ chức.
- Hình thành kho dữ liệu hồ sơ sức khỏe điện tử toàn dân kết nối Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
- Hoàn thành việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa kho dữ liệu hồ sơ sức khỏe điện tử toàn dân và cơ sở dữ liệu tiêm chủng, cơ sở dữ liệu đơn thuốc điện tử, cơ sở dữ liệu khám, chữa bệnh tại các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế.
- Hình thành kho dữ liệu quản lý nguồn lực y tế kết nối Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
- Hoàn thành việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa kho dữ liệu nguồn lực y tế và cơ sở dữ liệu Dược quốc gia, các cơ sở dữ liệu quản lý hành nghề y, dược, các cơ sở dữ liệu trang thiết bị và vật tư y tế.
- Hoàn thành rà soát và hoàn thiện các hệ thống thông tin quản lý chuyên ngành hiện có bảo đảm tuân thủ Kiến trúc Chính phủ điện tử Bộ Y tế phiên bản 2.1.
- Hoàn thành thiết kế kỹ thuật và công tác chuẩn bị đầu tư đối với các hệ thống thông tin quản lý khác được quy định trong Kiến trúc Chính phủ điện tử Bộ Y tế phiên bản 2.1.
- Bước đầu hình thành hệ thống khai phá dữ liệu tập trung, có ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tạo ra các giá trị mới trong quản lý nhà nước của Bộ Y tế.
(2) Cung cấp dịch vụ công trực tuyến
- Người dân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được định danh và xác thực thông suốt, hợp nhất trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính Bộ Y tế thông qua kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và các cơ sở dữ liệu liên quan khác.
- Triển khai 100% dịch vụ công trực tuyến toàn trình đối với các thủ tục hành chính đủ điều kiện xây dựng thành dịch vụ công trực tuyến toàn trình.
- Hoàn thành tích hợp, cung cấp dịch vụ công của Bộ Y tế trên Cổng dịch vụ công Quốc gia theo yêu cầu của Chính phủ.
- Nâng cấp hệ thống thông tin thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia của Bộ Y tế: đảm bảo tất cả các thủ tục hành chính liên quan tới xuất nhập khẩu của Bộ Y tế đều được thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia.
- Hoàn thành xây dựng Kho dữ liệu số hóa của tổ chức, cá nhân trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính Bộ Y tế.
- Hoàn thành liên thông nhóm thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, chứng chỉ hành nghề dược và thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp.
(3) Triển khai các nền tảng số y tế
- 100% tài khoản của người dân trên các nền tảng số y tế sử dụng định danh điện tử VNeID.
- Phấn đấu đạt tỷ lệ 60% người dân đến tuổi trưởng thành sử dụng ít nhất một trong các nền tảng số y tế.
- Hoàn thành tích hợp các nền tảng số y tế và kho dữ liệu hồ sơ sức khỏe toàn dân, kho dữ liệu nguồn lực y tế.
(4) Hoàn thành nhiệm vụ của Bộ Y tế được giao tại Đề án 06
- 100% dữ liệu tiêm chủng Covid-19 của người dân được “làm sạch” với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (trừ những đối tượng xác thực sai thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư do không có CCCD hoặc có số CCCD sai định dạng, sai thông tin cá nhân).
- Hoàn thành nâng cấp nền tảng quản lý tiêm chủng COVID-19 hình thành Nền tảng quản lý tiêm chủng quốc gia.
- 100% cơ sở y tế kết nối dữ liệu giấy chứng sinh, giấy báo tử qua hạ tầng công nghệ thông tin của Bảo hiểm xã hội Việt Nam để thực hiện 2 nhóm thủ tục hành chính thiết yếu (Đăng ký khai sinh - đăng ký thường trú - cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi và Đăng ký khai tử - xóa đăng ký thường trú - trợ cấp mai táng phí).
- 100% cơ sở y tế (đủ điều kiện khám sức khỏe cho người lái xe) kết nối, chia sẻ giấy khám sức khỏe lái xe qua hạ tầng công nghệ thông tin của Bảo hiểm xã hội Việt Nam để thực hiện DVC Cấp đổi, cấp lại giấy phép lái xe.
- 100% cơ sở y tế kết nối dữ liệu theo Quyết định 3074/QĐ-BYT ngày 11/11/2022 của Bộ Y tế.
- 100% cơ sở y tế công lập thực hiện cập nhật thông tin, dữ liệu về y sĩ, bác sĩ, bệnh viện, trạm y tế, nhà thuốc, giường bệnh, trang thiết bị y tế.
- 100% bệnh viện hạng 2 trở lên sẵn sàng chấp nhận thanh toán viện phí, thanh toán các khoản chi phí khám chữa bệnh theo phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, tạo thuận lợi cho người dân khi thanh toán trong quá trình khám chữa bệnh.
- 100% cơ sở khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD gắn chip điện tử, ứng dụng VNeID khi khám chữa bệnh.
- Hoàn thành kết nối hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Y tế với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
- Hoàn thành số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC theo đúng quy định của Chính phủ tại Nghị định 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 và Nghị định 107/2021/NĐ-CP ngày 06/12/2021; gắn việc số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết với việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, trong quá trình thực hiện TTHC.
- Hoàn thành rà soát đánh giá và tái cấu trúc toàn bộ quy trình nghiệp vụ các DVC trực tuyến đã cung cấp trên Cổng DVC quốc gia; đồng thời tái cấu trúc các TTHC còn lại để tích hợp, cung cấp dịch vụ trên Cổng DVC theo hướng thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, bảo đảm nguyên tắc lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm; chuẩn hóa, điện tử hóa mẫu đơn tờ khai theo hướng cắt giảm tối thiểu 20% thông tin phải khai báo trên cơ sở tái sử dụng thông tin, dữ liệu đã được số hóa.
(5) Đảm bảo hạ tầng và an toàn thông tin
- Hoàn thành nâng cấp hạ tầng Trung tâm dữ liệu của Bộ Y tế hiện đại với quy mô tối đa trên diện tích hiện có, đáp ứng việc triển khai các hệ thống thông tin, phần mềm ứng dụng, cơ sở dữ liệu và các hệ thống liên quan phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của Bộ Y tế với giải pháp bảo đảm an toàn thông tin đáp ứng cấp độ 3 theo quy định tại Nghị định 85/2016/NĐ-CP
- 100% hệ thống thông tin của Bộ Y tế được phê duyệt hồ sơ đề xuất cấp độ và phương án bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ và đảm bảo an toàn thông tin theo cấp độ.
- 100% hệ thống thông tin của Bộ Y tế tại Trung tâm dữ liệu, Bộ Y tế được giám sát an toàn thông tin.
- 100% nền tảng số y tế, hệ thống thông tin được đánh giá an toàn thông tin trước khi đưa vào sử dụng và 100% hệ thống thông tin của Bộ Y tế được đánh giá an toàn thông tin định kỳ theo quy định.
- Hoàn thành việc kết nối, chia sẻ thông tin giám sát an toàn thông tin tại Trung tâm dữ liệu, Bộ Y tế tới Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng Quốc gia, Bộ TTTT.
- Hoàn thành kiện toàn mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin lĩnh vực y tế nhằm hỗ trợ xử lý, khắc phục sự cố gây mất an toàn thông tin mạng cho các hệ thống thông tin ngành y tế.
2. Mục đích của chuyển đổi số Y tế
- Mục đích của việc thực hiện chuyển đổi số Y tế:
+ Giúp người dân được tiếp cận với sự đổi mới của nền tảng số Y tế khi có thể tra cứu thông tin mã thẻ BHYT của mình thông qua thẻ CCCD có gắn chip điện tử hoặc qua ứng dụng định danh điện tử quốc gia của Bộ Công an (VneID). Đây là một bước ngoặt lớn của ngành y tế.
+ Hoàn thành kho dữ liệu quốc gia về hồ sơ sức khỏe của toàn dân, đồng thời đẩy nhanh quá trình thực hiện các thủ tục về tra cứu, cập nhật thông tin hồ sơ khám chữa bệnh của người dân tại các cơ sở khám chữa bệnh trên toàn quốc(Thủ tục một cửa sẽ thực hiện dễ dàng và nhanh hơn không cần phải mang theo giấy tờ khác).
+ Ngoài ra sử dụng nền tảng số thì quá trình thanh toán cũng sẽ nhanh hơn khi có thể thanh toán trực tuyến mà không cần dùng tiền mặt.
Theo Thuvienphapluat

 
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)