Ý kiến thăm dò
Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?
Sùi mào gà: Câu hỏi và trả lời các vấn đề liên quan tới HPV (Human papillomavirus)
Đăng lúc: 08:37:53 19/07/2017 (GMT+7)
HPV là một nhóm gồm hơn 150 loài virus. Mỗi virus HPV trong nhóm lớn này được đánh số để phân type HPV. HPV được đặt theo tên gọi các tổn thương u nhú mà một số type HPV gây ra. Một số type khác có thể gây ung thư.
HPV LÀ GÌ?
HPV viết tắt của Human papillomavirus
HPV là một nhóm gồm hơn 150 loài virus. Mỗi virus HPV trong nhóm lớn này được đánh số để phân type HPV. HPV được đặt theo tên gọi các tổn thương u nhú mà một số type HPV gây ra. Một số type khác có thể gây ung thư. Cả đàn ông và phụ nữ đều có thể bị ung thư họng/miệng, hậu môn/trực tràng khi nhiễm HPV. Đàn ông còn có thể bị ung thư dương vật do HPV. Ở phụ nữ, nhiễm HPV có thể gây ra ung thư cổ tử cung, âm đạo và âm hộ. Tuy nhiên, hiện nay đã có vaccine giúp phòng ngừa nhiễm một số type HPV thường gây ung thư.
Con người nhiễm HPV như thế nào?
HPV lây truyền qua đường tiếp xúc trực tiếp da với da. Bạn có thể bị nhiễm HPV khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với người đã nhiễm virus. Con đường lây truyền phổ biến nhất là quan hệ quan âm đạo hoặc hậu môn. HPV thường gặp đến mức hầu như tất cả đàn ông và phụ nữ đều bị nhiễm tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời họ. HPV thậm chí có thể lây truyền kể cả khi người bị nhiễm trùng không biểu hiện triệu chứng. Việc có thể biểu hiện triệu chứng sau khi bị nhiễm nhiều năm làm người bị nhiễm khó biết được mình nhiễm từ khi nào.
Trong hầu hết các trường hợp, HPV tự đào thải và không gây ra bất kì vấn đề sức khoẻ nào. Nhưng khi HPV không tự đào thải, nó có thể gây ra một số bệnh lý như u nhú sinh dục và ung thư.
U nhú sinh dục thường xuất hiện dưới dạng một hoặc một nhóm các khối lồi lên ở vùng sinh dục. Chúng có kích thước nhỏ hoặc to, phẳng hoặc lồi hoặc hình dạng sần sùi như súp lơ (cauliflower). Nhân viên y tế có thể chẩn đoán u nhú bằng cách quan sát vùng sinh dục.
Ung thư do HPV gây ra bao gồm ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, dương vật hoặc hậu môn. Nhiễm HPV cũng có thể gây ra ung thư thành sau họng bao gồm phần gốc lưỡi và amydal.
Một mảng bám dài mầu nâu dạng mụn cóc xuất hiện trong nếp gấp bẹn. Nguồn: Uptodate.com
CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI
Câu hỏi 1: Nhiễm HPV thường gặp như thế nào?
Trả lời: Nhiễm HPV thường gặp tới mức hầu như tất cả đàn ông và phụ nữ có thể nhiễm ít nhất một loại HPV ở một vài thời điểm trong cuộc đời. Hầu hết mọi người không bao giờ biết họ bị nhiễm và có thể lây truyền HPV cho bạn tình mà không hề biết. Khoảng 79 triệu người Mỹ hiện đang nhiễm một số type HPV. Khoảng 14 triệu người ở Mỹ mắc mới mỗi năm.
Câu hỏi 2: Nhiễm HPV có thể gây ra những vấn đề nào?
Trả lời: hầu hết những người nhiễm HPV không bao giờ biểu hiện triệu chứng hoắc có vấn đề gì về sức khoẻ. Hầu hết nhiễm HPV (9 trên 10 trường hợp) sẽ tự đào thải trong vòng 2 năm. Tuy nhiên đôi khi các trường hợp nhiễm HPV có thể kéo dài hơn và gây ra một số loại ung thư và các bệnh lý khác như:
· Ung thư cổ tử cung, âm đạo, âm hộ ở nữ
· Ung thư dương vật ở nam; và
· Ung thư hậu môn, thành sau họng bao gồm gốc lưỡi và amydal (vùng hầu họng) ở cả nam và nữ. Mỗi năm ở Mỹ, HPV gây ra 30,700 các trường hợp ung thư ở nam và nữ.
Câu hỏi 3: Con người bị nhiễm HPV như thế nào?
Trả lời: Một người có thể bị nhiễm HPV qua con đường quan hệ tình dục với người khác. Hầu hết các trường hợp bị nhiễm HPV do quan hệ tình dục qua đường âm đạo và/hoặc hậu môn. Cả nam giới và nữ giới có thể nhiễm HPV do quan hệ theo đường miệng hoặc đồ chơi tình dục. Một người có thể nhiễm HPV ngay cả khi bạn tình của họ không có bất kì biểu hiện nào của nhiễm HPV hoặc nhiều năm sau khi quan hệ tình dục với người nhiễm HPV. Hầu hết trong số đó không nhận ra là họ bị nhiễm trùng. Họ cũng không biết rằng mình có thể lây truyền HPV cho bạn tình của mình. Một số người có thể bị nhiễm nhiều hơn một type HPV.
Dù không phổ biến nhưng người phụ nữ đang mang thai khi bị nhiễm HPV có thể lây truyền cho con trong quá trình chuyển dạ. Đứa trẻ có thể bị đa bướu gai hộ hấp tái diễn (Recurrent respiratory papiloomatosis), một tình trạng nguy hiểm hiếm gặp do HPV gây u nhú trong họng.
Hiện vẫn chưa có trường hợp nào được ghi nhận là con người có thể nhiễm HPV từ các bề mặt ngoài môi trường như bệt ngồi toa-lét. Tuy nhiên, một số người có thể phơi nhiễm với HPV từ các đồ vật (đồ chơi tình dục) dùng chung khi quan hệ tình dục nếu đồ vật đó được sử dụng bởi người đã bị nhiễm HPV.
Câu hỏi 4: Ai nên tiêm vaccine phòng HPV?
Trả lời: Tất cả trẻ em nam và nữ ở độ tuổi 11-12 tuổi nên được khuyến cáo tiêm phòng HPV. Vaccine này có thể được tiêm từ lúc 9 tuổi. Trẻ vị thành niên chưa được tiêm trước đó thì nên được tiêm sớm. Vaccine HPV được khuyến cáo cho phụ nữ trẻ tới trước 26 tuổi và nam giới trước 21 tuổi. Vaccine HPV cũng được khuyến cáo cho những người dưới đây nếu họ chưa tiêm vaccine trước đó:
· Nam giới trẻ có quan hệ tình dục đồng giới bao gồm cả nam giới đồng tính, lưỡng tính hoặc người có thiên hướng quan hệ tình dục đồng giới cho tới năm 26 tuổi.
· Người trẻ tuổi chuyển giới cho tới năm 26 tuổi; và
· Người trẻ tuổi mắc một số tình trạng suy giảm miễn dịch (bao gồm HIV) cho tới năm 26 tuổi.
Câu hỏi 5: Tại sao chỉ khuyến cáo tiêm 2 mũi cho trẻ trong độ tuổi 9-14 trong khi người lớn hơn cần tiêm 3 mũi?
Trả lời: Từ năm 2006, vaccine HPV đã được khuyến cáo tiêm 3 mũi liên tiếp trong vòng 6 tháng. Năm 2016, CDC đã thay đổi khuyến cáo thành tiêm 2 mũi cho người bắt đầu tiêm trước lần sinh nhật thứ 15. Mũi thứ hai nên được tiêm sau đó 6-12 tháng. Trẻ vị thành niên tiêm 2 mũi cách nhau dưới 5 tháng sẽ cần tiêm thêm mũi thứ 3.
Người bắt đầu tiêm từ sau 15 tuổi cho tới 26 tuổi cũng cần tiêm 3 mũi HPV. Tiêm 3 mũi cũng được khuyến cáo cho người bị mắc các hội chứng suy giảm miễn dịch từ 9 tới 26 tuổi.
CDC đưa ra khuyến cáo dựa trên các bằng chứng có giá trị khoa học nhất. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng 2 mũi tiêm vaccine HPV cách nhau ít nhất 6 tháng ở độ tuổi từ 9-14 có hiệu quả tương đương hoặc tốt hơn 3 mũi tiêm ở lứa tuổi sau đó. Hiện vẫn chưa có nghiên cứu chỉ ra hiệu quả này ở người vị thành niên tiêm sau 15 tuổi.
Câu hỏi 6: Tại sao vaccine HPV được khuyến cáo ở độ tuổi 11-12.
Trả lời: Để vaccine HPV đạt hiệu quả cao nhất, nên bắt đầu tiêm trước khi phơi nhiễm với HPV. Không có lý do nào để chờ đợi tiêm vaccine đến khi dậy thì hoặc bắt đầu quan hệ tình dục. Trẻ em nên được tiêm phòng HPV theo khuyến cáo cách xa trước thời điểm bắt đầu quan hệ tình dục theo bất kỳ hình thức nào.
Câu hỏi 7: Hiệu quả của vaccine HPV ra sao?
Trả lời: Vaccine HPV có hiệu quả rất tốt. Các thử nghiệm lâm sàng cho thấy vaccine HPV tạo ra sự bảo vệ gần như 100% đối với các tổn thương cổ tử cung tiền ung thư và các u nhú sinh dục. Từ khi vaccine HPV lần đầu tiên được khuyến cáo vào năm 2006, tỉ lệ nhiễm các type HPV mà vaccine có thể dự phòng đã giảm tới 64% ở nữ trẻ tại Mỹ. Các nghiên cứu đã cho thấy số người trẻ bị u nhú sinh dục và tỉ lệ tổn thương tiền ung thư cổ tử cung đang giảm đi. Tại các nước khác như là Úc, nơi có tỉ lệ bao phủ của vaccine HPV còn cao hơn ở Mỹ, tỉ lệ các bệnh lý liên quan tới HPV đã giảm đi trông thấy. Vaccine HPV cho thấy tác dụng bảo vệ kéo dài với nhiễm HPV và cả các bệnh lý do HPV. Chưa có bằng chứng nào chỉ ra rằng vaccine HPV mất tác dụng bảo vệ theo thời gian. Số liệu cho thấy tác dụng bảo vệ trong khoảng 10 năm theo dõi sau tiêm vaccine.
Giống như tất cả các loại vaccine, vaccine HPV được theo dõi thường xuyên để đảm bảo nó vẫn an toàn và hiệu quả. Nếu có bằng chứng chỉ ra rằng tác dụng bảo vệ của HPV không kéo dài thì Uỷ ban khuyến cáo về thực hành chủng ngừa sẽ xem xét lại dữ liệu và xác định xem có cần khuyến cáo thêm một liều nhắc lại nữa hay không. Thậm chí dù mũi tiêm gần nhất đã cách đây vài tháng hay vài năm thì vaccine HPV vẫn nên được tiêm tiếp tục cho đến khi đủ liều mà không cần tiêm lại từ đầu.
Vaccine HPV được khuyến cáo theo tuổi, không phải theo tiền sử quan hệ tình dục. Nếu người nào đã quan hệ tình dục họ vẫn nên tiêm vaccine HPV. Mặc dù lần nhiễm HPV đầu tiên của một người thường xảy ra vào một trong những lần quan hệ tình dục đầu tiên, người đó có thể không bị phơi nhiễm với tất cả các type HPV mà vaccine HIV bao phủ.
Câu hỏi 8: Có phải vaccine HPV có tác dụng bảo vệ khỏi ung thư cổ tử cung tương đương ở rất cả các chủng tộc/dân tộc?
Trả lời: Đúng như vậy. Một số type HPV khác nhau có thể gây ra ung thư cổ tử cung. Vaccine HPV được tạo ra để phòng các type thường gây ung thư cổ tử cung nhất nên HPV có tác dụng bảo vệ tốt cho tất cả các nhóm chủng tộc/cộng đồng.
Tất cả 3 loại vaccine được cấp phép đều giúp bảo vệ khỏi 2 type 16 và 18, là 2 type gây ra phần lớn ung thư cổ tử cung ở các cộng đồng/chủng tộc (67% ung thư cổ tử cung ở người da trắng, 68% ở người da đén và 64% ở cộng đồng Hispanics). Vaccine 9-valent HPV bảo vệ người tiêm khỏi 7 type HPV gây ra 80% ung thư cổ tử cung ở tất cả các cộng đồng/chủng tộc tại Mỹ.
Những người trẻ tuổi chưa tiêm đầy đủ số mũi HPV nên đặt lịch để tiêm vaccine càng sớm càng tốt. Để dự phòng ung thư cổ tử cung thì phụ nữ từ 21-65 tuổi nên được sàng lọc ung thư cổ tử cung định kỳ và được theo dõi theo lời khuyên của bác sĩ hoặc điều dưỡng.
Câu hỏi 9: Làm sao để chúng ta biết được vaccine HPV là an toàn?
Trả lời: Việc cung cấp vaccine tại Mỹ hiện nay trở nên rất an toàn và tốt hơn trước đây rất nhiều. Luật pháp yêu cầu việc thử nghiệm hàng năm để đảm bảo tính an toàn của vaccine trước khi được đưa vào sử dụng tại Mỹ. Quá trình này có thể mất tới 10 năm hoặc lâu hơn. Khi một vaccine được sử dụng, CDC và Cục quản lý dược phẩm và thực phẩm (FDA) sẽ theo dõi bất kì tác dụng phụ nào liên quan và những phản ứng phụ có thể xảy ra thông quan hệ thống báo cáo tác dụng phụ của vaccine (Vaccine Adverse Event Reporting System) và các hệ thống an toàn vaccine khác.
Cả 3 loại vaccine HPV – Cervarix®, Gardasil® và Gardasil® 9 đã được kiểm nghiệm rộng rãi về tính an toàn trong nhiều năm trước khi được cấp phép bởi FDA. Cervarix được nghiên cứu trong các thử nghiệm lâm sàng ở trên 30,000 phụ nữ. Thử nghiệm Gardasil được tiến hành trên 29,000 nam và nữ giới và các thử nghiệm Gardasil 9 cũng tiến hành trên hơn 15,000 người. Không vấn đề nào nghiêm trọng về tính an toàn được phát hiện trong các thử nghiệm lâm sàng. FDA chỉ cấp phép cho một loại vaccine nếu nó an toàn, hiệu quả và lợi ích vượt trên nguy cơ. CDC và FDA tiếp tục theo dõi vaccine HPV để đảm bảo tính an toàn và lợi ích của nó với cộng đồng.
Câu hỏi 10: Các phản ứng phụ nào có thể gặp phải khi tiêm vaccine HPV?
Trả lời: Vaccine giống như bất kỳ loại thuốc nào đều có thể có phản ứng phụ. Nhiều người tiêm vaccine HPV mà không có phản ứng phụ nào cả. Một số người có phản ứng như như sưng ở cánh tay. Hầu hết các phản ứng phụ thường nhẹ. Một số phản ứng phụ thường gặp bao gồm:
· Đau, sưng hoặc đỏ tại chỗ tiêm
· Sốt
· Đau đầu hoặc cảm thấy mệt mỏi
· Buồn nôn
· Đau cơ hoặc đau khớp
Cơn ngất ngắn và một số triệu chứng liên quan (như cử động giật cơ (jerking movements)) có thể xảy ra sau bất kì thủ thuật y khoa nào bao gồm cả tiêm vaccine. Ngồi hoặc nằm trong khi tiêm sau đó ở yên tư thế đó trong khoảng 15 phút có thể giúp ngăn ngừa cơn ngất và những tổn thương do ngã khi cơn ngất xảy ra.
Trong một số rất ít các trường hợp phản ứng dị ứng nghiêm trọng (phản vệ) có thể xảy ra sau khi tiêm. Những người dị ứng nặng với bất kì thành phần nào của vaccine không nên tiêm vaccine này.
Vaccine HPV không gây nhiễm HPV hoặc ung thư. Vaccine HPV được tạo ra từ 1 loại protein của virus, không gây nhiễm trùng nên nó không thể gây ra nhiễm HPV hay ung thư. Nếu không tiêm vaccine theo những lứa tuổi được khuyến cáo thì có thể có nguy cơ mắc các ung thư do HPV gây ra.
Không có dữ liệu nào gợi ý rằng tiêm vaccine HPV có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của phụ nữ trong tương lại. Thực tế là tiêm vaccine và dự phòng các ung thư liên quan đến HPV có thể giúp phụ nữ và gia đình của họ có thai và sinh con một cách khoẻ mạnh.
Những người không tiêm vaccine có nguy cơ nhiễm HPV và mắc các ung thư liên quan. Điều trị ung thư và tổn thương tiền ung thư bao gồm phẫu thuật, hoá trị và/hoặc xạ trị có thể gây ra những biến chứng cho quá trình thai sản hoặc mất khả năng sinh sản.
Câu hỏi 11: Tại sao việc tiêm vaccine này không bắt buộc để được nhập học?
Trả lời: mỗi bang sẽ xác định trẻ cần được tiêm những loại vaccine nào trước khi vào học. Nhiều yếu tố được cân nhắc trước khi yêu cầu tiêm một loại vaccine để được vào trường bao gồm: sự ủng họ của cộng đồng đối với quy định đó, nguồn tài chính để tiến hành quyết định đó, gánh nặng cho trường học khi thực thi quyết định, nguồn cung cấp vaccine, và độ bao phủ hiện tại của vaccine.
Vì hầu hết các bang yêu cầu tiêm Tdap (vaccine uốn ván, bạch hầu và ho gà vô bào) để được vào trường trung học, các bậc cha mẹ có thể tranh thủ lần tiêm này để tiêm thêm mũi vaccine HPV đầu tiên và vaccine não mô cầu cho trẻ cùng lúc.
Câu hỏi 12: Làm thế nào để có thể nhận hỗ trợ chi trả khi tiêm vaccine?
Trả lời: Chương trình Vaccine cho trẻ em (The Vaccines for Children (VFC) program) sẽ hỗ trợ cho các gia đình có trẻ trong độ tuổi phù hợp nhưng không có điều kiện tiếp cận với vaccine. Chương trình này cung cấp vaccine miễn phí cho trẻ từ 18 tuổi trở xuống không có bảo hiểm, trong diện hỗ trợ y tế hoặc người American Indian/Alaska.
Người dịch: Bác sĩ Vũ Ngọc Hiếu
HPV viết tắt của Human papillomavirus
HPV là một nhóm gồm hơn 150 loài virus. Mỗi virus HPV trong nhóm lớn này được đánh số để phân type HPV. HPV được đặt theo tên gọi các tổn thương u nhú mà một số type HPV gây ra. Một số type khác có thể gây ung thư. Cả đàn ông và phụ nữ đều có thể bị ung thư họng/miệng, hậu môn/trực tràng khi nhiễm HPV. Đàn ông còn có thể bị ung thư dương vật do HPV. Ở phụ nữ, nhiễm HPV có thể gây ra ung thư cổ tử cung, âm đạo và âm hộ. Tuy nhiên, hiện nay đã có vaccine giúp phòng ngừa nhiễm một số type HPV thường gây ung thư.
Con người nhiễm HPV như thế nào?
HPV lây truyền qua đường tiếp xúc trực tiếp da với da. Bạn có thể bị nhiễm HPV khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với người đã nhiễm virus. Con đường lây truyền phổ biến nhất là quan hệ quan âm đạo hoặc hậu môn. HPV thường gặp đến mức hầu như tất cả đàn ông và phụ nữ đều bị nhiễm tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời họ. HPV thậm chí có thể lây truyền kể cả khi người bị nhiễm trùng không biểu hiện triệu chứng. Việc có thể biểu hiện triệu chứng sau khi bị nhiễm nhiều năm làm người bị nhiễm khó biết được mình nhiễm từ khi nào.
Trong hầu hết các trường hợp, HPV tự đào thải và không gây ra bất kì vấn đề sức khoẻ nào. Nhưng khi HPV không tự đào thải, nó có thể gây ra một số bệnh lý như u nhú sinh dục và ung thư.
U nhú sinh dục thường xuất hiện dưới dạng một hoặc một nhóm các khối lồi lên ở vùng sinh dục. Chúng có kích thước nhỏ hoặc to, phẳng hoặc lồi hoặc hình dạng sần sùi như súp lơ (cauliflower). Nhân viên y tế có thể chẩn đoán u nhú bằng cách quan sát vùng sinh dục.
Ung thư do HPV gây ra bao gồm ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, dương vật hoặc hậu môn. Nhiễm HPV cũng có thể gây ra ung thư thành sau họng bao gồm phần gốc lưỡi và amydal.
Một mảng bám dài mầu nâu dạng mụn cóc xuất hiện trong nếp gấp bẹn. Nguồn: Uptodate.com
CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI
Câu hỏi 1: Nhiễm HPV thường gặp như thế nào?
Trả lời: Nhiễm HPV thường gặp tới mức hầu như tất cả đàn ông và phụ nữ có thể nhiễm ít nhất một loại HPV ở một vài thời điểm trong cuộc đời. Hầu hết mọi người không bao giờ biết họ bị nhiễm và có thể lây truyền HPV cho bạn tình mà không hề biết. Khoảng 79 triệu người Mỹ hiện đang nhiễm một số type HPV. Khoảng 14 triệu người ở Mỹ mắc mới mỗi năm.
Câu hỏi 2: Nhiễm HPV có thể gây ra những vấn đề nào?
Trả lời: hầu hết những người nhiễm HPV không bao giờ biểu hiện triệu chứng hoắc có vấn đề gì về sức khoẻ. Hầu hết nhiễm HPV (9 trên 10 trường hợp) sẽ tự đào thải trong vòng 2 năm. Tuy nhiên đôi khi các trường hợp nhiễm HPV có thể kéo dài hơn và gây ra một số loại ung thư và các bệnh lý khác như:
· Ung thư cổ tử cung, âm đạo, âm hộ ở nữ
· Ung thư dương vật ở nam; và
· Ung thư hậu môn, thành sau họng bao gồm gốc lưỡi và amydal (vùng hầu họng) ở cả nam và nữ. Mỗi năm ở Mỹ, HPV gây ra 30,700 các trường hợp ung thư ở nam và nữ.
Câu hỏi 3: Con người bị nhiễm HPV như thế nào?
Trả lời: Một người có thể bị nhiễm HPV qua con đường quan hệ tình dục với người khác. Hầu hết các trường hợp bị nhiễm HPV do quan hệ tình dục qua đường âm đạo và/hoặc hậu môn. Cả nam giới và nữ giới có thể nhiễm HPV do quan hệ theo đường miệng hoặc đồ chơi tình dục. Một người có thể nhiễm HPV ngay cả khi bạn tình của họ không có bất kì biểu hiện nào của nhiễm HPV hoặc nhiều năm sau khi quan hệ tình dục với người nhiễm HPV. Hầu hết trong số đó không nhận ra là họ bị nhiễm trùng. Họ cũng không biết rằng mình có thể lây truyền HPV cho bạn tình của mình. Một số người có thể bị nhiễm nhiều hơn một type HPV.
Dù không phổ biến nhưng người phụ nữ đang mang thai khi bị nhiễm HPV có thể lây truyền cho con trong quá trình chuyển dạ. Đứa trẻ có thể bị đa bướu gai hộ hấp tái diễn (Recurrent respiratory papiloomatosis), một tình trạng nguy hiểm hiếm gặp do HPV gây u nhú trong họng.
Hiện vẫn chưa có trường hợp nào được ghi nhận là con người có thể nhiễm HPV từ các bề mặt ngoài môi trường như bệt ngồi toa-lét. Tuy nhiên, một số người có thể phơi nhiễm với HPV từ các đồ vật (đồ chơi tình dục) dùng chung khi quan hệ tình dục nếu đồ vật đó được sử dụng bởi người đã bị nhiễm HPV.
Câu hỏi 4: Ai nên tiêm vaccine phòng HPV?
Trả lời: Tất cả trẻ em nam và nữ ở độ tuổi 11-12 tuổi nên được khuyến cáo tiêm phòng HPV. Vaccine này có thể được tiêm từ lúc 9 tuổi. Trẻ vị thành niên chưa được tiêm trước đó thì nên được tiêm sớm. Vaccine HPV được khuyến cáo cho phụ nữ trẻ tới trước 26 tuổi và nam giới trước 21 tuổi. Vaccine HPV cũng được khuyến cáo cho những người dưới đây nếu họ chưa tiêm vaccine trước đó:
· Nam giới trẻ có quan hệ tình dục đồng giới bao gồm cả nam giới đồng tính, lưỡng tính hoặc người có thiên hướng quan hệ tình dục đồng giới cho tới năm 26 tuổi.
· Người trẻ tuổi chuyển giới cho tới năm 26 tuổi; và
· Người trẻ tuổi mắc một số tình trạng suy giảm miễn dịch (bao gồm HIV) cho tới năm 26 tuổi.
Câu hỏi 5: Tại sao chỉ khuyến cáo tiêm 2 mũi cho trẻ trong độ tuổi 9-14 trong khi người lớn hơn cần tiêm 3 mũi?
Trả lời: Từ năm 2006, vaccine HPV đã được khuyến cáo tiêm 3 mũi liên tiếp trong vòng 6 tháng. Năm 2016, CDC đã thay đổi khuyến cáo thành tiêm 2 mũi cho người bắt đầu tiêm trước lần sinh nhật thứ 15. Mũi thứ hai nên được tiêm sau đó 6-12 tháng. Trẻ vị thành niên tiêm 2 mũi cách nhau dưới 5 tháng sẽ cần tiêm thêm mũi thứ 3.
Người bắt đầu tiêm từ sau 15 tuổi cho tới 26 tuổi cũng cần tiêm 3 mũi HPV. Tiêm 3 mũi cũng được khuyến cáo cho người bị mắc các hội chứng suy giảm miễn dịch từ 9 tới 26 tuổi.
CDC đưa ra khuyến cáo dựa trên các bằng chứng có giá trị khoa học nhất. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng 2 mũi tiêm vaccine HPV cách nhau ít nhất 6 tháng ở độ tuổi từ 9-14 có hiệu quả tương đương hoặc tốt hơn 3 mũi tiêm ở lứa tuổi sau đó. Hiện vẫn chưa có nghiên cứu chỉ ra hiệu quả này ở người vị thành niên tiêm sau 15 tuổi.
Câu hỏi 6: Tại sao vaccine HPV được khuyến cáo ở độ tuổi 11-12.
Trả lời: Để vaccine HPV đạt hiệu quả cao nhất, nên bắt đầu tiêm trước khi phơi nhiễm với HPV. Không có lý do nào để chờ đợi tiêm vaccine đến khi dậy thì hoặc bắt đầu quan hệ tình dục. Trẻ em nên được tiêm phòng HPV theo khuyến cáo cách xa trước thời điểm bắt đầu quan hệ tình dục theo bất kỳ hình thức nào.
Câu hỏi 7: Hiệu quả của vaccine HPV ra sao?
Trả lời: Vaccine HPV có hiệu quả rất tốt. Các thử nghiệm lâm sàng cho thấy vaccine HPV tạo ra sự bảo vệ gần như 100% đối với các tổn thương cổ tử cung tiền ung thư và các u nhú sinh dục. Từ khi vaccine HPV lần đầu tiên được khuyến cáo vào năm 2006, tỉ lệ nhiễm các type HPV mà vaccine có thể dự phòng đã giảm tới 64% ở nữ trẻ tại Mỹ. Các nghiên cứu đã cho thấy số người trẻ bị u nhú sinh dục và tỉ lệ tổn thương tiền ung thư cổ tử cung đang giảm đi. Tại các nước khác như là Úc, nơi có tỉ lệ bao phủ của vaccine HPV còn cao hơn ở Mỹ, tỉ lệ các bệnh lý liên quan tới HPV đã giảm đi trông thấy. Vaccine HPV cho thấy tác dụng bảo vệ kéo dài với nhiễm HPV và cả các bệnh lý do HPV. Chưa có bằng chứng nào chỉ ra rằng vaccine HPV mất tác dụng bảo vệ theo thời gian. Số liệu cho thấy tác dụng bảo vệ trong khoảng 10 năm theo dõi sau tiêm vaccine.
Giống như tất cả các loại vaccine, vaccine HPV được theo dõi thường xuyên để đảm bảo nó vẫn an toàn và hiệu quả. Nếu có bằng chứng chỉ ra rằng tác dụng bảo vệ của HPV không kéo dài thì Uỷ ban khuyến cáo về thực hành chủng ngừa sẽ xem xét lại dữ liệu và xác định xem có cần khuyến cáo thêm một liều nhắc lại nữa hay không. Thậm chí dù mũi tiêm gần nhất đã cách đây vài tháng hay vài năm thì vaccine HPV vẫn nên được tiêm tiếp tục cho đến khi đủ liều mà không cần tiêm lại từ đầu.
Vaccine HPV được khuyến cáo theo tuổi, không phải theo tiền sử quan hệ tình dục. Nếu người nào đã quan hệ tình dục họ vẫn nên tiêm vaccine HPV. Mặc dù lần nhiễm HPV đầu tiên của một người thường xảy ra vào một trong những lần quan hệ tình dục đầu tiên, người đó có thể không bị phơi nhiễm với tất cả các type HPV mà vaccine HIV bao phủ.
Câu hỏi 8: Có phải vaccine HPV có tác dụng bảo vệ khỏi ung thư cổ tử cung tương đương ở rất cả các chủng tộc/dân tộc?
Trả lời: Đúng như vậy. Một số type HPV khác nhau có thể gây ra ung thư cổ tử cung. Vaccine HPV được tạo ra để phòng các type thường gây ung thư cổ tử cung nhất nên HPV có tác dụng bảo vệ tốt cho tất cả các nhóm chủng tộc/cộng đồng.
Tất cả 3 loại vaccine được cấp phép đều giúp bảo vệ khỏi 2 type 16 và 18, là 2 type gây ra phần lớn ung thư cổ tử cung ở các cộng đồng/chủng tộc (67% ung thư cổ tử cung ở người da trắng, 68% ở người da đén và 64% ở cộng đồng Hispanics). Vaccine 9-valent HPV bảo vệ người tiêm khỏi 7 type HPV gây ra 80% ung thư cổ tử cung ở tất cả các cộng đồng/chủng tộc tại Mỹ.
Những người trẻ tuổi chưa tiêm đầy đủ số mũi HPV nên đặt lịch để tiêm vaccine càng sớm càng tốt. Để dự phòng ung thư cổ tử cung thì phụ nữ từ 21-65 tuổi nên được sàng lọc ung thư cổ tử cung định kỳ và được theo dõi theo lời khuyên của bác sĩ hoặc điều dưỡng.
Câu hỏi 9: Làm sao để chúng ta biết được vaccine HPV là an toàn?
Trả lời: Việc cung cấp vaccine tại Mỹ hiện nay trở nên rất an toàn và tốt hơn trước đây rất nhiều. Luật pháp yêu cầu việc thử nghiệm hàng năm để đảm bảo tính an toàn của vaccine trước khi được đưa vào sử dụng tại Mỹ. Quá trình này có thể mất tới 10 năm hoặc lâu hơn. Khi một vaccine được sử dụng, CDC và Cục quản lý dược phẩm và thực phẩm (FDA) sẽ theo dõi bất kì tác dụng phụ nào liên quan và những phản ứng phụ có thể xảy ra thông quan hệ thống báo cáo tác dụng phụ của vaccine (Vaccine Adverse Event Reporting System) và các hệ thống an toàn vaccine khác.
Cả 3 loại vaccine HPV – Cervarix®, Gardasil® và Gardasil® 9 đã được kiểm nghiệm rộng rãi về tính an toàn trong nhiều năm trước khi được cấp phép bởi FDA. Cervarix được nghiên cứu trong các thử nghiệm lâm sàng ở trên 30,000 phụ nữ. Thử nghiệm Gardasil được tiến hành trên 29,000 nam và nữ giới và các thử nghiệm Gardasil 9 cũng tiến hành trên hơn 15,000 người. Không vấn đề nào nghiêm trọng về tính an toàn được phát hiện trong các thử nghiệm lâm sàng. FDA chỉ cấp phép cho một loại vaccine nếu nó an toàn, hiệu quả và lợi ích vượt trên nguy cơ. CDC và FDA tiếp tục theo dõi vaccine HPV để đảm bảo tính an toàn và lợi ích của nó với cộng đồng.
Câu hỏi 10: Các phản ứng phụ nào có thể gặp phải khi tiêm vaccine HPV?
Trả lời: Vaccine giống như bất kỳ loại thuốc nào đều có thể có phản ứng phụ. Nhiều người tiêm vaccine HPV mà không có phản ứng phụ nào cả. Một số người có phản ứng như như sưng ở cánh tay. Hầu hết các phản ứng phụ thường nhẹ. Một số phản ứng phụ thường gặp bao gồm:
· Đau, sưng hoặc đỏ tại chỗ tiêm
· Sốt
· Đau đầu hoặc cảm thấy mệt mỏi
· Buồn nôn
· Đau cơ hoặc đau khớp
Cơn ngất ngắn và một số triệu chứng liên quan (như cử động giật cơ (jerking movements)) có thể xảy ra sau bất kì thủ thuật y khoa nào bao gồm cả tiêm vaccine. Ngồi hoặc nằm trong khi tiêm sau đó ở yên tư thế đó trong khoảng 15 phút có thể giúp ngăn ngừa cơn ngất và những tổn thương do ngã khi cơn ngất xảy ra.
Trong một số rất ít các trường hợp phản ứng dị ứng nghiêm trọng (phản vệ) có thể xảy ra sau khi tiêm. Những người dị ứng nặng với bất kì thành phần nào của vaccine không nên tiêm vaccine này.
Vaccine HPV không gây nhiễm HPV hoặc ung thư. Vaccine HPV được tạo ra từ 1 loại protein của virus, không gây nhiễm trùng nên nó không thể gây ra nhiễm HPV hay ung thư. Nếu không tiêm vaccine theo những lứa tuổi được khuyến cáo thì có thể có nguy cơ mắc các ung thư do HPV gây ra.
Không có dữ liệu nào gợi ý rằng tiêm vaccine HPV có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của phụ nữ trong tương lại. Thực tế là tiêm vaccine và dự phòng các ung thư liên quan đến HPV có thể giúp phụ nữ và gia đình của họ có thai và sinh con một cách khoẻ mạnh.
Những người không tiêm vaccine có nguy cơ nhiễm HPV và mắc các ung thư liên quan. Điều trị ung thư và tổn thương tiền ung thư bao gồm phẫu thuật, hoá trị và/hoặc xạ trị có thể gây ra những biến chứng cho quá trình thai sản hoặc mất khả năng sinh sản.
Câu hỏi 11: Tại sao việc tiêm vaccine này không bắt buộc để được nhập học?
Trả lời: mỗi bang sẽ xác định trẻ cần được tiêm những loại vaccine nào trước khi vào học. Nhiều yếu tố được cân nhắc trước khi yêu cầu tiêm một loại vaccine để được vào trường bao gồm: sự ủng họ của cộng đồng đối với quy định đó, nguồn tài chính để tiến hành quyết định đó, gánh nặng cho trường học khi thực thi quyết định, nguồn cung cấp vaccine, và độ bao phủ hiện tại của vaccine.
Vì hầu hết các bang yêu cầu tiêm Tdap (vaccine uốn ván, bạch hầu và ho gà vô bào) để được vào trường trung học, các bậc cha mẹ có thể tranh thủ lần tiêm này để tiêm thêm mũi vaccine HPV đầu tiên và vaccine não mô cầu cho trẻ cùng lúc.
Câu hỏi 12: Làm thế nào để có thể nhận hỗ trợ chi trả khi tiêm vaccine?
Trả lời: Chương trình Vaccine cho trẻ em (The Vaccines for Children (VFC) program) sẽ hỗ trợ cho các gia đình có trẻ trong độ tuổi phù hợp nhưng không có điều kiện tiếp cận với vaccine. Chương trình này cung cấp vaccine miễn phí cho trẻ từ 18 tuổi trở xuống không có bảo hiểm, trong diện hỗ trợ y tế hoặc người American Indian/Alaska.
Người dịch: Bác sĩ Vũ Ngọc Hiếu
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)